Quá trình đàm phám Hiệp_ước_Hải_quân_Washington

Tại phiên họp toàn thể đầu tiên được tổ chức ngày 21 tháng 11 năm 1921, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Charles Evans Hughes đã trình bày các đề xuất của quốc gia mình. Hughes đã cung cấp một khởi đầu đầy ấn tượng cho hội nghị bằng cách nói với quyết tâm: "Phương pháp để giải trừ quân bị là giải trừ quân bị".[8]Khẩu hiệu đầy tham vọng đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của công chúng và có khả năng rút ngắn hội nghị trong khi giúp đảm bảo các đề xuất của ông phần lớn được áp dụng. Sau đó, ông đề xuất những điều sau đây:

  • Một đợt mười năm tạm dừng hoặc "kỳ nghỉ" của việc xây dựng các chiến hạm chủ lực (thiết giáp và thiết giáp-tuần dương), bao gồm cả việc đình chỉ ngay lập tức của tất cả các tàu tàu đang được đóng ngay lúc bấy giờ.
  • Việc loại bỏ các tàu chủ lực hiện có hoặc đang được lên kế hoạch để cung cấp cho một tỷ lệ 5:5:3:1,75:1,75 khối lượng đối tương ứng với Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp và Ý.
  • Các giới hạn liên tục của cả trọng tải của tàu chủ lực và trọng tải của các tàu thứ cấp với tỷ lệ 5: 5: 3.

Tàu chiến chủ lực

Các đề xuất cho tàu chiến chủ lực chủ yếu được chấp nhận bởi phái đoàn Anh, nhưng nó đã gây tranh cãi với công chúng Anh. Nó sẽ không còn có thể cho Anh có đội tàu đầy đủ cho cả Biển Bắc, Địa Trung HảiViễn Đông đồng thời. Điều đó gây ra sự phẫn nộ từ các bộ phận trong Hải quân Hoàng gia Anh.

Tuy nhiên, có áp lực rất lớn buộc Vương quốc Anh phải đồng ý. Nguy cơ chiến tranh với Hoa Kỳ ngày càng được coi là lý thuyết, vì có rất ít sự khác biệt về chính sách giữa hai cường quốc gốc Anh. Chi tiêu hải quân cũng không được ưa chuộng ở cả Vương quốc Anh và các quốc gia thuộc địa. Hơn nữa, nước Anh đang thực hiện cắt giảm ngân sách lớn của nó vì cuộc suy thoái sau Thế chiến thứ nhất.[9]

Phái đoàn Nhật Bản thì bị chia rẽ. Học thuyết hải quân Nhật Bản yêu cầu duy trì một hạm đội 70% kích thước của Hoa Kỳ, được cho là mức tối thiểu cần thiết để đánh bại Hoa Kỳ trong bất kỳ cuộc chiến tiếp theo nào. Người Nhật dự tính hai lần giao chiến riêng biệt, trước tiên là với Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và sau đó với Hạm đội Đại Tây Dương. Họ tính rằng tỷ lệ 7:5 trong trận chiến đầu tiên sẽ tạo ra một tỷ lệ hơn kém đủ lớn để có thể giành được thắng lợi trong các cuộc giao chiến tiếp theo và tỷ lệ 5:3, hay 60%, là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, người đứng đầu của phái đoàn, Katō Tomosaburō, ưu tiên chấp nhận hơn là một cuộc đua vũ trang với Hoa Kỳ, vì sức mạnh công nghiệp của hai quốc gia sẽ khiến Nhật Bản thua trong một cuộc chạy đua vũ trang và có thể phải chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế. Vào thời điểm đầu các cuộc đàm phán, người Nhật chỉ có 55% số lượng tàu chủ lực và 18% GDP mà người Mỹ có.

Akagi, (một tàu thiết giáp-tuần dương của Nhật Bản chuyển đổi thành tàu sân bay) được hạ thủy lại vào tháng 4 năm 1925.

Ý kiến của ông bị phản đối mạnh mẽ bởi Katō Kanji, Hiệu trưởng trường Tham mưu Hải quân, người đóng vai trò sĩ quan phụ tá hải quân trưởng của ông trong phái đoàn và đại diện cho quan điểm "hải quân lớn" đang thịnh hành. Quan điểm này cho rằng trong trường hợp chiến tranh, Hoa Kỳ sẽ có thể xây dựng tàu chiến gần như vô hạn nhờ sức mạnh công nghiệp khổng lồ của họ. Cho nên, Nhật Bản cần chuẩn bị kỹ lưỡng nhất có thể cho cuộc xung đột không thể tránh khỏi với Mỹ.

Katō Tomosaburō cuối cùng đã có thể thuyết phục các tư lệnh của Nhật Bản chấp nhận các đề xuất của Hughes, nhưng hiệp ước này là nguyên nhân gây tranh cãi trong hải quân vào những năm sau đó.[10]

Phái đoàn Pháp ban đầu phản ứng tiêu cực với ý tưởng giảm trọng tải tàu chủ lực của họ xuống 175.000 tấn Anh và yêu cầu 350.000 tấn Anh, hơi cao hơn Nhật Bản. Cuối cùng, các nhượng bộ liên quan đến tàu tuần dương và tàu ngầm đã giúp thuyết phục người Pháp đồng ý với giới hạn trên các tàu chủ lực.[11] Một vấn đề khác được các đại diện Pháp coi là quan trọng là yêu cầu của Ý về ngang bằng với Pháp, được coi là vô căn cứ; tuy nhiên, áp lực từ phái đoàn Mỹ và Anh khiến họ phải chấp nhận nó. Đó được coi là một thành công lớn của chính phủ Ý, nhưng sự ngang bằng này trong thực tế không bao giờ đạt được.[12]

Đã có nhiều cuộc thảo luận về việc bao gồm hoặc loại trừ các tàu chiến cụ thể. Đặc biệt, phái đoàn Nhật Bản rất muốn giữ lại thiết giáp hạm mới nhất của họ, Mutsu, được tài trợ bởi sự nhiệt tình của công chúng, bao gồm cả sự đóng góp từ các học sinh[13]. Điều đó dẫn đến các điều khoản cho phép Hoa Kỳ và Anh xây dựng các tàu tương đương. 

Tuần dương và khu trục

Hawkins, chiếc dẫn đầu của lớp tàu tuần dương Hawkins ở gần bến cảng, có lẽ trong thời kỳ giữa thế chiến.

Hughes đề xuất giới hạn các tàu thứ cấp (tuần dương hạmkhu trục hạm) với cùng tỷ lệ như các kỳ hạm. Tuy nhiên, điều đó không thể chấp nhận được đối với cả Anh và Pháp. Đề xuất đáp trả của Anh, mà trong đó Anh sẽ được hưởng 450.000 tấn Anh tàu tuần dương trong việc xem xét các cam kết hoàng gia của mình nhưng Hoa Kỳ và Nhật Bản chỉ có 300.000 và 250.000 tương ứng, tỏ ra không đồng đều. Do đó, ý tưởng hạn chế tổng trọng tải hoặc số lượng tàu tuần dương đã bị từ chối hoàn toàn.[11]

Thay vào đó, người Anh đề xuất một giới hạn kĩ thuật của việc chế tạo tàu tuần dương trong tương lai. Giới hạn được đề xuất là trọng lượng choán nước tối đa 10.000 tấn Anh và súng cỡ nòng 8-inch, được thiết kế để cho phép người Anh giữ lại lớp Hawkins, lúc đó đang được xây dựng. Điều đó trùng với yêu cầu của Hoa Kỳ đối với các tàu tuần dương cho các hoạt động tại Thái Bình Dương và với các kế hoạch của Nhật cho lớp Furutaka. Đề xuất đã được thông qua với ít ý kiến phản bác.[14]

Tàu ngầm

Một đòi hỏi lớn của Anh trong các cuộc đàm phán là việc bãi bỏ hoàn toàn tàu ngầm, một vũ khí rất hiệu quả gây cho họ nhiều tổn thất trong cuộc chiến tranh vừa qua. Tuy nhiên, điều đó trở nên không thể, đặc biệt là kết quả của sự phản đối của Pháp; họ yêu phải cho phép ít nhất 90.000 tấn Anh tàu ngầm và vì vậy hội nghị đã kết thúc mà không có thỏa thuận hạn chế tàu ngầm.[15]

Căn cứ tại Thái Bình Dương

Điều XIX của Hiệp ước cũng cấm Anh, Nhật Bản và Hoa Kỳ xây dựng bất kỳ công trình mới hoặc căn cứ hải quân nào trong khu vực Thái Bình Dương. Các công trình quân sự hiện có tại Singapore, Philippines và Hawaii có thể giữ nguyên. Đó là một chiến thắng quan trọng đối với Nhật Bản, vì những căn cứ Anh hoặc Mỹ mới được củng cố sẽ là một vấn đề nghiêm trọng đối với người Nhật trong trường hợp có bất kỳ cuộc chiến tranh nào trong tương lai. Điều khoản của hiệp ước này về cơ bản đảm bảo rằng Nhật Bản sẽ là cường quốc thống trị ở Tây Thái Bình Dương và là yếu tố quan trọng trong việc đạt được sự chấp nhận của Nhật Bản về các giới hạn về chế tạo tàu chủ lực.[16]